Bị lừa 15 tỷ đồng sau cuộc gọi video với Cục trưởng Bộ Công an

Nghi phạm xưng là thiếu tướng, cục trưởng công an, gọi video call và nói ông L. dính vào một vụ án, yêu cầu ông chuyển số tiền gần 15 tỷ đồng vào tài khoản mà người này cung cấp.

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP.HCM đang điều tra vụ việc ông L. (sinh năm 1952, ngụ TP.HCM) trình báo bị mất gần 15 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi video của người xưng là "Cục trưởng" Bộ Công an.

Sáng 17/4, ông L. nhận cuộc gọi nên bắt máy và đầu dây bên kia xưng là cán bộ Công an. Người này nói ông L. dính tới đường dây tội phạm và công an có lệnh bắt giam ông.

Ông L. thanh minh, thì cán bộ công an gọi video call để nói chuyện. Ông L. nhìn thấy cán bộ công an cùng lệnh bắt giam mình nên hoảng sợ. Cán bộ công an nói sẽ chuyển máy với lãnh đạo Bộ Công an để làm việc với ông L.

Ít phút sau, ông L. nhận được điện thoại với đầu số 034… xưng là thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.

"Cục trưởng" cũng gọi video call và nói ông L. dính vào vụ án cần xác minh tài khoản đang sở hữu ở ngân hàng Vietcombank, yêu cầu ông phải kê khai, chuyển tiền để điều tra. Nếu ông L. không liên quan, "Cục trưởng" nói sẽ trả lại.

Tin lời, ông L. ra ngân hàng chuyển 6 tỷ đồng vào số tài khoản mà "Cục trưởng" cung cấp.

Ngay khi ông L. chuyển tiền, Cục trưởng gọi nói ông L. phải đi mua điện thoại, sim mới đăng ký với ngân hàng, đồng thời hướng dẫn ông cài app “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” để khai báo họ tên, căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu…

Ngày 18/4, ông L. nhận được điện thoại của "Cục trưởng" yêu cầu ra ngân hàng chuyển tiền để kiểm tra. Ông L. tiếp tục chuyển thêm hơn 8 tỷ đồng vào tài khoản của "Cục trưởng" cung cấp.

Nhưng lần này đợi mãi không thấy "Cục trưởng" gọi lại và trả tiền, nên ông L. nghi ngờ và đi hỏi người thân.

Ông L. cùng người thân tới ngân hàng kiểm tra, thì phát hiện tổng số tiền trong tài khoản gần 15 tỷ đồng của ông L. đã được chuyển tới 4 tài khoản ngân hàng khác nhau. Lúc này, nạn nhân mới biết mình bị lừa và trình báo cơ quan Công an.

Trước đó không lâu, Công an TP.HCM đã phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả là cán bộ cơ quan chức năng (cán bộ công an, cơ quan thuế...) hoặc người thân, quen của nạn nhân bằng công nghệ Deepfake để giả dạng hình ảnh và giọng nói, thực hiện video call với nạn nhân để tạo sự tin tưởng.

Trong lúc video call, bằng nhiều thủ đoạn, nghi phạm sẽ yêu cầu nạn nhân thực hiện nhìn thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải... Bên cạnh đó, đối tượng sẽ ghi lại video và dùng nó để mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử đứng tên nạn nhân.

Công an TP.HCM một lần nữa khẳng định cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra, sẽ làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo gửi đến chính quyền, cá nhân, tổ chức đó, tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nhanh chóng trình báo cơ quan công an gần nhất để xử lý theo đúng pháp luật.

Nếu các bạn gặp trường hợp như trên, Hãy bình tĩnh và báo tới cơ quan công an gần nhất, hoặc gọi điện cho chúng tôi sử dụng dịch vụ điều tra thông tin số điện thoại để xác minh thông tin tránh bị lừa.

Tin liên quan

Các cách định vị số điện thoại

Quan hệ tình cảm với người đã có vợ sẽ bị xử lý thế nào?

Cách để biết ôtô có bị phạt nguội hay không?

Cách lấy lại số tài khoản ngân hàng bị quên

Trốn cấp dưỡng sau ly hôn: Nâng mức phạt đến 10 triệu đồng

Phụ nữ độ tuổi nào dễ ngoại tình nhất?

6 cách nhận biết điện thoại bị theo dõi mà bạn phải biết

Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ như thế nào?

Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thủ tục ly hôn theo quy định tòa án mới nhất 2022