Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?

Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật:

1. Hướng dẫn phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định ?

Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật:

Vấn đề chia tài sản và quyền nuôi con luôn là hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận dược có quyền yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chia tài sản sau ly hôn

Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo các quy định trên trước tiên,khi chia tài sản thì tài sản riêng của bạn sẽ được giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của bạn còn tài sản chung giữa 2 vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên tòa án vẫn sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của các bên, công sức đóng góp của các bên vào tài sản chung đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, lỗi của các bên.

Thì công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá 1 cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó. Với những thông tin mà bạn cung cấp thì trước khi kết hôn bạn có mua một căn nhà là tài sản riêng của bạn thì căn nhà đó sẽ giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của bạn. Còn mảnh đất bạn mua trong thời kì hôn nhân đứng tên 2 vợ chồng bạn do phát sinh trong thời kì hôn nhân nên sẽ được coi là tài sản chung do lúc mua bạn đã không làm thủ tục đăng ký tài sản riêng.

Trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn để chồng bạn viết giấy cam kết mảnh đất đó là tài sản riêng của bạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi chồng bạn cư trú.

Còn về vấn đề quyền nuôi 2 con của bạn. Vì bạn không cung cấp đủ thông tin, do đó bạn có thể tham khảo bài viết (Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay ?) để có thể đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất cho trường hợp của mình.

Tin liên quan

Cách gỡ bỏ phần mềm theo dõi điện thoại hiệu quả

5 tuyệt chiêu ngoại tình trốn công sở

Chia sẻ 3 cách theo dõi vợ / chồng ngoại tình hiệu quả nhất

Theo dõi điện thoại không cần cài đặt phần mềm lên máy người khác?

Kết hôn với con riêng của mẹ kế có vi phạm pháp luật không?

Các vấn đề về ly hôn theo quy định pháp luật

Top 5 thiết bị thám tử thông dụng nhất hiện nay

Những nội dung cơ bản Luật Doanh nghiệp

Cách phát hiện máy ghi âm đơn giản

Cách chứng minh thu nhập vay ngân hàng mua nhà