Một số cách gian lận hoàn thuế thường gặp hiện nay

Tình trạng gian lận tiền hoàn thuế giá trị gia tăng diễn ra ngày càng phức tạp, với các thủ đoạn vô cùng tinh vi, gây nhức nhối trong xã hội và áp lực lớn với cơ quan quản lý nhà nước. Hãy cùng Thám Tử Số 1 tìm hiểu một số cách gian lận hoàn thuế thường gặp nhất hiện nay ở các doanh nghiệp nhé!

Thứ nhất, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Cụ thể, theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0). Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế phải nộp (nếu có).

Ở mức độ phức tạp, DN đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, nhưng thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra DN là để bán hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu, trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước.

Hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đang được thực hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều DN trung gian ở nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống… nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế.

Thứ hai, hành vi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Theo đó, DN kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng…

DN khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa-dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty.

DN kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); DN không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế.

Thứ ba, hành vi giảm thuế GTGT đầu ra.

Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra chủ yếu tập trung vào việc giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng bán hàng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp.

Có thể thống kê ra một số hành vi của các DN: Một số DN không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT của hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản (xây nhà để bán). Phần lớn DN gian lận bằng cách xuất hoá đơn chưa kịp thời hoặc hàng hoá, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền của khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu và xuất hoá đơn.

DN chủ yếu kê khai doanh thu và thuế GTGT theo giá trị đã thanh toán tiền mà không kê khai doanh thu theo biên bản nghiệm thu công trình bàn giao, hoặc thu tiền của khách hàng theo tiến độ hợp đồng nhưng chưa kê khai thuế GTGT theo quy định. Mục đích của việc này là tránh doanh thu, hoặc điều chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn, ảnh hưởng đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp.

Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít để ý đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này. “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT.

Thứ tư, điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy định.

Nhiều DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế.

Thứ năm, xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ.

Các DN sản xuất, kinh doanh còn gian lận thuế GTGT bằng cách “nhập nhèm” thuế suất. Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các DN của Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của một số mặt hàng được giảm thuế suất 50% xác định không đúng đối tượng hoặc trên cùng hoá đơn có mặt hàng được giảm và không được giảm nhưng không tách riêng.

Việc cố tình kê nhầm thuế suất thuế đầu ra kê khai thuế GTGT mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế sang mặt hàng không chịu thuế; Cố tình “khai man” thuế đầu vào khai thuế suất 5% (vận chuyển, hàng nông sản, đất, đá, cát sỏi) thành 10% để được tăng khấu trừ hoặc hoàn thuế cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt hàng được ưu đãi thuế suất.

Tin liên quan

Các cách định vị số điện thoại

Quan hệ tình cảm với người đã có vợ sẽ bị xử lý thế nào?

Cách để biết ôtô có bị phạt nguội hay không?

Cách lấy lại số tài khoản ngân hàng bị quên

Trốn cấp dưỡng sau ly hôn: Nâng mức phạt đến 10 triệu đồng

Phụ nữ độ tuổi nào dễ ngoại tình nhất?

6 cách nhận biết điện thoại bị theo dõi mà bạn phải biết

Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ như thế nào?

Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thủ tục ly hôn theo quy định tòa án mới nhất 2022