Tài xế có phải mang bằng lái xe khi dữ liệu đã có trong CCCD?

Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về việc tài xế có phải mang bằng lái xe khi dữ liệu đã có trong CCCD gắn chip hay không nhé

Câu hỏi

Tại diễn đàn hỏi đáp trực tuyến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Bộ Công an tổ chức ngày 6/5, có ý kiến thắc mắc hiện nay, giấy phép lái xe đã tích hợp vào căn cước công dân (CCCD) gắn chip, vậy thì tài xế có cần trình giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay chỉ cần đưa CCCD?

Trả lời câu hỏi

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh (Phó trưởng phòng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông) cho hay khi tích hợp giấy phép lái xe (GPLX) vào CCCD, nhiều thủ tục hành chính sẽ được giảm đi.

Cụ thể, các thủ tục như: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại GPLX sẽ được thực hiện tại bất cứ nơi nào (thường trú, tạm trú) mà không cần làm các thủ tục xác nhận như trước đây.

CCCD gắn chip

Bên cạnh đó, công dân thay đổi chỗ ở cũng được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư. Do đó, các vụ việc hành chính của công dân (bị xử phạt, thông báo vi phạm) sẽ được giải quyết thuận lợi, nhanh chóng, không gây phiền hà.

Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 41 Công ước Viên về giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia ký kết là thành viên có quy định người điều khiển phương tiện cơ giới phải có GPLX.

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo GPLX đối với người điều khiển xe cơ giới. Những quy định về GPLX, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải nội luật hóa những nội dung mà Công ước Viên về giao thông đường bộ quy định, đồng thời kế thừa Luật Giao thông đường bộ 2008.

Trên cơ sở đó, Cục Cảnh sát giao thông khẳng định người dân khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải mang theo GPLX theo quy định là bắt buộc.

Theo Quyết định số 06 phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, Chính phủ kỳ vọng CCCD gắn chip sẽ từng bước thay thế, tích hợp các giấy tờ cá nhân trên cơ sở cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đề án hướng đến năm 2022 sẽ bảo đảm xác thực 100% thông tin thiết yếu trên ứng dụng VNEID hoặc qua CCCD như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe,... Khi đó, người dân chỉ cần sử dụng CCCD, ứng dụng VNEID khi giao dịch hành chính.

Tin liên quan

Các cách định vị số điện thoại

Quan hệ tình cảm với người đã có vợ sẽ bị xử lý thế nào?

Cách để biết ôtô có bị phạt nguội hay không?

Cách lấy lại số tài khoản ngân hàng bị quên

Trốn cấp dưỡng sau ly hôn: Nâng mức phạt đến 10 triệu đồng

Phụ nữ độ tuổi nào dễ ngoại tình nhất?

6 cách nhận biết điện thoại bị theo dõi mà bạn phải biết

Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ như thế nào?

Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thủ tục ly hôn theo quy định tòa án mới nhất 2022