Thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con khi không có giấy đăng ký kết hôn

Tôi chung sống với anh T nhưng không đăng ký kết hôn. Tôi có thai với anh T nhưng không quen nhau nữa. Sau khi sinh được một bé gái, tôi làm thủ tục khai sinh cho con, chị cho đứa bé mang họ mẹ và trong giấy khai sinh của cháu không có tên người cha. Anh biết tôi sinh con, nên đã quay lại xin nhận con, hàn gắn mối quan hệ trước đây. Tôi không biết tôi có thể bổ sung tên chồng tôi là cha vào giấy khai sinh của đứa bé không?

Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định cha, mẹ cụ thể như sau:

"Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."

Theo đó, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con khi không có giấy đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?

Tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

"Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch."

Do đó, nếu chồng bạn muốn nhận con thì 2 vợ chồng bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền ghi bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của cháu.

Tuy nhiên, trước khi ghi bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con, chồng bạn cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận con.

Sau khi có quyết định công nhận việc nhận cha con, ủy ban nhân dân cấp xã, nơi chị đã đăng ký khai sinh cho con sẽ ghi bổ sung phần khai về cha trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của con.

Tin liên quan

Cách gỡ bỏ phần mềm theo dõi điện thoại hiệu quả

5 tuyệt chiêu ngoại tình trốn công sở

Chia sẻ 3 cách theo dõi vợ / chồng ngoại tình hiệu quả nhất

Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?

Theo dõi điện thoại không cần cài đặt phần mềm lên máy người khác?

Kết hôn với con riêng của mẹ kế có vi phạm pháp luật không?

Các vấn đề về ly hôn theo quy định pháp luật

Top 5 thiết bị thám tử thông dụng nhất hiện nay

Những nội dung cơ bản Luật Doanh nghiệp

Cách phát hiện máy ghi âm đơn giản